Tư vấn về khiếu nại tố cáo: Quy trình, thủ tục và lưu ý quan trọng

Tư vấn về khiếu nại tố cáo
08Th5

Tư vấn về khiếu nại tố cáo: Quy trình, thủ tục và lưu ý quan trọng

Tư vấn về khiếu nại tố cáo là dịch vụ pháp lý không thể thiếu trong bối cảnh người dân ngày càng nâng cao ý thức bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Việc hiểu rõ quy trình, thủ tục và những lưu ý quan trọng trong kiểu nại, tố cáo sẽ giúp bạn thực hiện quyền công dân một cách hiệu quả, đúng pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin thiết thực về vấn đề này. 

Khái niệm về khiếu nại và tố cáo

Khiếu nại là gì?

Theo quy định tại Điều 2 Luật Khiếu nại 2011, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Tố cáo là gì?

Theo Điều 2 Luật Tố cáo 2018, tố cáo là việc cá nhân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Chi tiết tư vấn về khiếu nại tố cáo

Khiếu nại và tố cáo khác nhau như thế nào?

Nội dung Khiếu nại Tố cáo
Mục đích Bảo vệ, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể.  Bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Chủ thể Công dân, cơ quan, tổ chức. Công dân.
Đối tượng Quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.  Mọi hành vi vi phạm pháp luật của bất kì cơ quản, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Quy trình thực hiện khiếu nại

Bước 1: Soạn thảo đơn khiếu nại

Gồm các nội dung chính: thông tin người khiếu nại, nội dung khiếu nại, yêu cầu giải quyết, tài liệu chứng minh.

Bước 2: Gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền

Tùy theo lĩnh vực (hành chính, đất đai, lao động…), đơn sẽ gửi đến UBND, cơ quan quản lý chuyên ngành, hoặc cấp trên của người ra quyết định bị khiếu nại.

>>> Xem thêm: Cập nhật mẫu đơn khiêu nại về đất đai mới nhất

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết

Thời hạn giải quyết thường là 30 ngày, có thể kéo dài đến 45 ngày ở khu vực khó khăn.

Quy trình thực hiện tố cáo

Bước 1: Gửi đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp

Nội dung đơn cần ghi rõ hành vi vi phạm, thông tin người vi phạm (nếu có), bằng chứng kèm theo.

Bước 2: Cơ quan tiếp nhận thụ lý

Cơ quan nhà nước có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo, xác minh thông tin, và xử lý nghiêm minh.

Bước 3: Xử lý vi phạm (nếu có căn cứ)

Nếu nội dung tố cáo đúng, cơ quan chức năng sẽ ra quyết định xử phạt, khắc phục hậu quả.

Quy trình thực hiện khiếu nai, tố cáo bạn nên biết

Những lưu ý quan trọng khi thực hiện khiếu nại, tố cáo

Thời hiệu khiếu nại: 

  • Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. 

Bảo vệ người tố cáo: 

Khi nhận được thông tin về khiếu nại, tố cáo, cần biết rằng người tố cáo cần được bảo vệ:

  • Giữ bí mật họ tên, địa chỉ,… và các thông tin cá nhân khác liên quan. 
  • Bảo vệ người tố cáo, tránh bị đe dọa, trả thù, trù dập. 

Khiếu nại, tố cáo nhưng không được chấp nhận: 

  • Khiếu nại không có nội dung, tài liệu, chứng cứ để chứng minh;
  • Khiếu nại đã có quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật;
  • Tố cáo không có họ tên, địa chỉ cụ thể của người tố cáo; 
  • Tố cáo đã được giải quyết nhưng không có tình tiết mới. 

Trách nhiệm của người khiếu nại, tố cáo: 

  • Cung cấp thông tin, tài liệu trung thực;
  • Chịu trách nhiệm trước pháp thuật về nội dung khiếu nại, tố cáo;
  • Không được lợi dụng quyền khiếu nại và tố cáo đẻ gây rối trật tự công cộng.

Những vấn đề thường gặp trong khiếu nại, tố cáo

Khiếu nại, tố cáo không đúng thẩm quyền:

Khi không được tư vấn về khiếu nại và tố cáo đúng cách, người dân thường gửi đơn không đúng cơ quan có thẩm quyền, dẫn đến việc đơn bị chuyển đi nhiều nơi, kéo dài thời gian giải quyết. 

Khiếu nại, tố cáo không đủ chứng cứ:

Nhiều trường hợp khiếu nại, tố cáo không có đủ chứng cứ chứng minh cho nội dung khiếu nại hay tố cáo nên không được chấp nhận giải quyết. 

Khiếu nại, tố cáo vượt quá thời hiệu:

Không ít trường hợp người dân khiếu nại khi đã quá thời hiệu quy định, dẫn đến việc không được thụ lý giải quyết. 

Vai trò của luật sư trong tư vấn khiếu nại và tố cáo

Khi sử dụng dịch vụ tư vấn về khiếu nại, tố cáo từ luật sư chuyên nghiệp, bạn sẽ nhận được: 

  • Tư vấn pháp luật chuyên sâu về trường hợp cụ thể;
  • Hỗ trợ xây dựng chiến lượng khiếu nại và tố cáo hiệu quả;
  • Đại diện theo ủy quyền trong quá trình giải quyết;
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tối đa.

>>> Có thể bạn sẽ quan tâm: Hướng dẫn các bước tư vấn pháp luật từ cơ bản đến chuyên sâu

zalo
facebook