Tranh chấp lối đi chung là một trong những dạng tranh chấp đất đai phổ biến và phức tạp tại Việt Nam, đặc biệt ở những khu vực có nhiều hộ dân sinh sống sát nhau. Khi quyền lợi bị xâm phạm, người dân thường lúng túng không biết nên bắt đầu từ đâu và giải quyết như thế nào cho đúng luật. Vì vậy, tư vấn xử lý tranh chấp lối đi chung từ các đơn vị pháp lý chuyên nghiệp như Luật Sao Kim là lựa chọn cần thiết và kịp thời.
Tranh chấp lối đi chung là gì?
Khái niệm tư vấn xử lý tranh chấp lối đi chung
Khác với lối đi qua, lối đi chung hiện này chưa được quy định cụ thể trong văn bản nào. Tuy nhiên, lối đi chung có thể được hiểu là phần diện tích đường đi mà nhiều hộ gia đình cùng sử dụng, không thuộc quyền sở hữu của riêng ai, là phần đất được cắt ra để các chủ sử dụng đất sử dụng làm lối đi ra đường giao thông công cộng.
Tranh chấp lối đi chung xảy ra khi:
- Một bên chiếm dụng hoặc xây dựng trên phần lối đi chung;
- Không cho hộ khác đi qua mặc dù trước đây có thỏa thuận miệng;
- Đòi quyền mở lối đi qua đất của người khác mà không có cơ sở pháp lý rõ ràng.
Đây là tranh chấp thuộc lĩnh vực đất đai ít phổ biến, về bản chất, các tranh chấp này vẫn sẽ có những điểm khác nhau, vì vậy cách giải quyết tranh chấp cũng sẽ khác nhau.
Một số trường hợp tranh chấp lối đi chung thường gặp
Trường hợp tranh chấp về mở lối đi chung
Lối đi chung có thể được hình thành từ một trong các cơ sở sau:
- Người sử dụng đất phía ngoài tự nguyện dành một phần diện tích đất của mình để tạo điều kiện cho hộ phía trong có lối đi ra ngoài đường công cộng;
- Hai bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc bằng lời nói về việc nhường lối đi;
- Có hành vi chuyển nhượng quyền sử dụng đất có ghi nhận phần diện tích dùng làm lối đi chung.
Hoặc trong nhiều trường hợp, lối đi chung được hình thành khi các chủ sử dụng đất liền kệ tự nguyện cắt một phần đất để tạo thành một con ngõ đi chung, được xem như là ranh giới sử dụng đất giữa các thửa đất liền kề.
Do đó, việc mở lối đi chung về bản chất là sự thỏa thuận dân sự giữa các bên hoặc dựa trên quyền định đoạt của người có quyền sử dụng đất. Khi phát sinh tranh chấp, đất được xác định là tranh chấp dân sự bà người bị xâm phạm quyền lợi có thể lựa chọn khởi kiện tại Tòa án nhân dân để yêu cầu giải quyết theo trình tự quy định của pháp luật.
Trường hợp tranh chấp do lấn, chiếm đất giữa các chủ sử dụng đất liền kề
Đây là dạng tranh chấp diễn ra phổ biến tại các khu dân cư, khi có một hoặc nhiều bên có hành vi xây dựng, chiếm dụng hoặc rào chắn trái phép phần diện tích lối đi chung, đặc biệt là phần lối đi nằm giữa hai thửa đất liền kề.
Theo khoản 47 Điều 3 Luật Đất đai 2024 và khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, những tranh chấp như vậy được xác định là tranh chấp đất đai, bởi có liên quan đến việc xác định quyền sử dụng đất cụ thể của từng chủ thể.
Khác với tranh chấp dân sự (có thể giải quyết bằng thỏa thuận hay hòa giải), tranh chấp đất đai bắt buộc phải thực hiện theo trình tự pháp luật cụ thể, bao gồm:
- Gửi đơn yêu cầu hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã/ phường;
- Nếu hòa giải không thành, đương sự có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
- Trình bày và cung cấp đầy đủ chứng cứ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đối với phần đất tranh chấp.
Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lối đi chung
Một số nguyên nhân phổ biến và thường gặp khiến các bên nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp:
- Thiếu giấy tờ xác nhận quyền sử dụng lối đi;
- Thỏa thuận miệng giữa các bên không được pháp luật ghi nhận;
- Người mua đất không nắm rõ thực trạng lối đi;
- Quy hoạch thay đổi làm ảnh hưởng lối đi ban đầu.
>>> Có thể bạn sẽ quan tâm: Tư vấn tranh chấp đất đai – Cẩm nang pháp lý dành cho bạn
Tư vấn xử lý tranh chấp lối đi chung như thế nào?
Tranh chấp lối đi chung có thể là tranh chấp đất đai hoặc tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, tùy vào bản chất của sự việc, việc tranh chấp sẽ được giải quyết theo trình tự pháp luật hiện hành, cụ thể:
Hòa giải tranh chấp đất đai
Tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở
Theo khoản 1 Điều 235 Luật Đất đai 2024: “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải, hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải thương mại hoặc cơ chế hòa giải khác theo quy định của pháp luật.”
Luật Đất đai 2024 đã mở rộng phạm vi phương thức hòa giải, bổ sung hình thức hòa giiar thương mại hoặc cơ chế hòa giải khác theo quy định của pháp luật. Đây là cách thức được Nhà nước khuyến khích. song, kết quả giải quyết không mang tính bắt buộc, phụ thuộc vào thiện chí của các bên.
Hòa giải tại UBND cấp xã
Khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai 2024 quy định: “Trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại Điều 236 của Luật này, các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.”
Lưu ý quan trọng: Đối với tranh chấp đất đai, việc hòa giải tại UBND cấp xã là bắt buộc trước khi chuyển sang các biện pháp giải quyết khác. Tuy nhiên, đối với tranh chấp lối đi chung (thuộc tranh chấp liên quan đến đất đai), thủ tục hòa giải này không mang tính bắt buộc.
Đề nghị UBND cấp huyện, tỉnh giải quyết
Theo khoản 2 Điều 236 Luật Đất đai 2013, nếu không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất hợp lệ theo quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024, thì chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết sau:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND có thẩm quyền. Trong trường hợp không đồng ý với kết quả, có thể khiếu nại lên UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện ra Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
- Khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Khởi kiện tại Tòa án nhân dân
Theo quy định hiện hàng, căn cứ vào khoản 1,2 Điều 236 Luật Đất đai 2013, các trường hợp sau đây thì đương sự được khởi kiện tại Tòa án nhân dân gồm:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ tương đương theo Điều 137.
- Nếu không có giấy tờ những chọn phương án khởi kiện thay vì gửi đơn lên UBND. Để Tòa án thụ lý vụ việc, người khởi kiện cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Người khởi kiện có quyền khởi kiện.
– Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
– Tranh chấp chưa được giải quyết trước đó.
– Đã hòa giải tại UBND cấp xã nếu là tranh chấp đất đai.
Vì sao bạn nên nên chọn Luật Sao Kim để tư vấn xử lý tranh chấp lối đi chung?
Với kinh nghiệm xử lý các vụ tranh chấp lối đi chung, Luật Sao Kim sẽ hỗ trợ bạn:
- Phân loại chính xác loại tranh chấp theo dân sự hay đất đai;
- Phân tích hồ sơ pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ rõ ràng của từng bên;
- Soạn thảo văn bản pháp lý: đơn yêu cầu, đơn khởi kiện, biên bản xác minh hiện trang, …;
- Đại diện khách hàng tham gia quá trình hòa giải, đối thoại, tố tụng tại tòa án;
- Tư vấn các giải pháp mềm nhằm giảm thiểu chi phí và thời gian giải quyết tranh chấp.
Tư vấn các giải pháp mềm nhằm giảm thiểu chi phí và thời gian giải quyết tranh chấp.
Việc giải quyết tranh chấp lối đi chung đòi hỏi kiến thức pháp lý vững vàng, kỹ năng xử lý linh hoạt và sự kiên trì trong từng bước thực hiện. Đội ngũ Luật Sao Kim luôn sẵn sàng đồng hành để mang lại giải pháp nhanh chóng, hiệu quả và đúng pháp luật cho khách hàng. Nếu bạn đang gặp rắc rối với lối đi chung, hãy liên hệ ngay để được tư vấn xử lý tranh chấp lối đi chung một cách bài bản và chuyên nghiệp nhất.
>>> Có thể bạn sẽ quan tâm: Tư vấn khởi kiện chia thừa kế: Những điều bạn nên lưu ý khi thực hiện