Nắm được cách soạn thảo di chúc đúng pháp luật tránh việc tranh chấp tài sản và bảo vệ quyền lợi các bên liên quan. Bài viết này Luật Sao Kim xin hướng dẫn mọi người các bước để soạn thảo di chúc chuẩn và hợp pháp.
Di chúc là gì? Điều kiện lập di chúc
Theo Điều 624 Bộ luật dân sự 2015, “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Người lập di chúc cần đáp ứng những điều kiện sau:

- Người thành niên có đủ các điều kiện như minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
>>> Xem thêm: Dịch Vụ Soạn Thảo Di Chúc Và Các Văn Bản Pháp Lý Uy Tín Bảo Mật
Quyền của người lập di chúc
Theo Điều 626 Bộ luật dân sự 2015, người lập di chúc có các quyền sau đây:
- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
>>> Xem thêm: [Giải đáp] Con ngoài giá thú có quyền hưởng di sản thừa kế hay không?
Các hình thức hợp pháp của di chúc

Một di chúc hợp pháp phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản có thể di chúc miệng.
Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản có các dạng sau:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: khi đó người lập di chúc cần tự viết và ký vào bản di chúc.
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy, nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc.Trường hợp này phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có công chứng
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực
Di chúc miệng

- Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
- Di chúc miệng phải có mặt mặt ít nhất hai người làm chứng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
- Di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ nếu sau 03 tháng người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt.
Cách soạn thảo di chúc chuẩn theo mẫu có người làm chứng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
DI CHÚC
Hôm nay, ngày … tháng … năm 20…, vào lúc … giờ … phút, tại ………………………
…………………………………………………………………………………………………..
Họ và tên tôi là: ……………………………………………………………………………….
Sinh ngày: ……………………………………………………………………………………..
CCCD số: ……………………………………………………………………………………..
HKTT: ………………………………………………………………………………………….
Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………..
- Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập di chúc với các nội dung sau
- Danh sách tài sản thừa kế tôi để lại bao gồm:
– Quyền sử dụng đất căn nhà số ………………………………………………………. theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …. do Sở tài nguyên môi trường tỉnh/thành phố …………………………… cấp ngày ……………………………………….
– Tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng …………………….. theo sổ tích kiệm số ……………..
– …. (Liệt kê chi tiết các loại tài sản để lại)
- Danh sách người hưởng thừa kế và phần di sản được hưởng
Nay tôi lập Di chúc để định đoạt tài sản của tôi sau khi tôi qua đời như sau:
2.1. Người hưởng di sản số 1:
Họ và tên Ông (Bà): ………………………………………………………………………….
Sinh ngày: ……………………………………………………………………………………..
CCCD số: ……………………………………………………………………………………..
HKTT: ………………………………………………………………………………………….
Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………..
Giá trị di sản và loại di sản được hưởng: ………………………………………………….
2.2. Người hưởng di sản số 2:
Họ và tên Ông (Bà): ………………………………………………………………………….
Sinh ngày: ……………………………………………………………………………………..
CCCD số: ……………………………………………………………………………………..
HKTT: ………………………………………………………………………………………….
Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………..
Giá trị di sản và loại di sản được hưởng: ………………………………………………….
- Người thừa kế thực hiện nghĩa vụ
Ông/Bà …………………………………………… có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ số tiền ……………………………….. tôi đang vay của Ông/Bà ………………………….. (CCCD số: …., HKTT/chỗ ở hiện tại: ….) cùng thời điểm khai nhận di sản thừa kế đã nêu tại di chúc.
- Lập di chúc thay thế cho bản di chúc số 01 ngày … tháng … năm 20… tại …………. (Trường hợp đây là lần lập di chúc đầu tiên thì bỏ qua nội dung này).
III. Danh sách người làm chứng (Nếu không có người làm chứng thì bỏ qua nội dung này)
Làm chứng cho việc lập di chúc có:
- Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….
- Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….
Di chúc được lập thành 05 bản gốc có giá trị pháp lý như nhau.
……………., ngày … tháng … năm 20…
XÁC NHẬN LÀM CHỨNG NGƯỜI LẬP DI CHÚC
>> Có thể bạn quan tâm: Cá nhân có quyền từ chối nhận di sản thừa kế khi nào?
Lập di chúc là bước quan trọng để đảm bảo tài sản được phân chia đúng ý nguyện, tránh tranh chấp pháp lý. Việc tuân thủ quy định pháp luật giúp di chúc có hiệu lực và được thực thi chính xác.
Nếu cần hỗ trợ về cách soạn thảo di chúc, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc công chứng để bảo đảm tính hợp pháp của di chúc. Liên hệ Luật Sao Kim qua hotline 0913563994 để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.