Việc chuẩn bị theo Mẫu đơn khởi kiện ly hôn đơn phương là giải pháp pháp lý cần thiết khi hôn nhân rơi vào bế tắc nhưng một trong hai bên không đồng thuận ly hôn. Cùng Luật Sao Kim tìm hiểu về cách viết đơn khởi kiện ly hôn đơn phương ở bài viết dưới đây nhé!
Mẫu đơn khởi kiện ly hôn đơn phương là gì?
Đơn khởi kiện ly hôn đơn phương là văn bản do một bên trong quan hệ hôn nhân nộp lên Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết ly hôn khi vợ hoặc chồng không đồng thuận.
Đây là bước quan trọng để chấm dứt quan hệ hôn nhân trong trường hợp có mâu thuẫn nghiêm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, tuy nhiên một trong hai lại không đồng thuận việc ly hôn.
Trường hợp nào có thể khởi kiện ly hôn đơn phương
Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Tòa án giải quyết cho ly hôn trong những trường hợp sau:
- Có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
- Có hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, khiến hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài (không chung thủy, không thực hiện trách nhiệm nuôi con, không đóng góp tài chính…)
>> Xem thêm: Điều kiện để Tòa án chấp thuận ly hôn đơn phương mới nhất 2025
Mẫu đơn khởi kiện ly hôn đơn phương mới nhất 2025
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày …… tháng …. năm ….
ĐƠN KHỞI KIỆN LY HÔN
Kính gửi: Tòa án nhân dân…………………………………………………………………………………………….
Người khởi kiện: …………………………………………………………………………………………………………
CMND/CCCD (Hộ chiếu) số :………………………………………… ngày cấp :………………………………..
Nơi cấp: ………………………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: ………………………………………(nếu có); số fax: …………….…………….(nếu có)
Người bị kiện:……………………………………………………………………………………………………………..
CMND/CCCD (Hộ chiếu) số :………………………………………… ngày cấp :………………………………..
Nơi cấp: ………………………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: ………………………………………(nếu có); số fax: ………………….………(nếu có)
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: ……………………………..……………………………….
CMND/CCCD (Hộ chiếu) số :………………………………………… ngày cấp :………………………………..
Nơi cấp: ………………………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: ………………………………………(nếu có); số fax: ………………….………(nếu có)
* Nội dung Đơn xin ly hôn: (1)…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
Tôi làm đơn này đề nghị Tòa án giải quyết việc ly hôn, cụ thể gồm các vấn đề sau:
* Về con chung: (2)………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
* Về tài sản chung: (3)……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
* Về nợ chung: (4)…………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Người làm đơn
(Ký tên – Ghi rõ họ và tên)
Cách viết đơn khởi kiện ly hôn đơn phương chuẩn

(1) Nội dung Đơn xin ly hôn: Ở phần này, người khởi kiện cần nêu rõ lý do dẫn đến ly hôn. Thường sẽ có bố cục như sau:
- Thời gian đăng ký kết hôn, chung sống
- Mâu thuẫn của vợ chồng dẫn đến đời sống chung không thể tiếp tục kéo dài (mâu thuẫn nghiêm trọng,…), tình trạng hiện tại (vẫn đang chung sống/đã ly thân/…)
- Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn (nguyên nhân nằm trong phần “Trường hợp có thể khởi kiện ly hôn đơn phương” ở phía trên)
(2) Về con chung:
- Số lượng con, điền đầy đủ các thông tin cá nhân của con (họ tên, ngày tháng năm sinh, học vấn,…)
- Người sẽ trực tiếp nuôi con, nêu rõ lý do
- Đề xuất mức cấp dưỡng hàng tháng (nếu có, nếu người làm đơn không phải người trực tiếp nuôi con)
(3) Về tài sản chung:
- Liệt kê tài sản chung và riêng của hai vợ chồng
- Giá trị tài sản và đề xuất chia theo tỷ lệ nào?
- Đang thỏa thuận hay tranh chấp (cần ghi rõ)
(4) Về nợ chung:
Nếu hai vợ chồng có khoản vay hoặc nghĩa vụ tài chính chung, cần ghi rõ thông tin khoản nợ và phương án giải quyết, chi tiết:
- Các khoản nợ chung (vay ngân hàng, vay cá nhân, góp vốn…)
- Trách nhiệm trả nợ của từng bên
Tất cả thông tin cần đảm bảo chính xác, rõ ràng, chi tiết để tránh tranh chấp phát sinh. Nếu cần tư vấn thêm, có thể liên hệ luật sư để được hỗ trợ chi tiết.
>>> Có thể bạn quan tâm: Sổ đỏ đứng tên chồng, khi ly hôn vợ có được chia không?
Quy định pháp luật về quan hệ giữa cha mẹ và con sau khi vợ chồng ly hôn

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định những điều sau:
- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, thành niên nhưng không đủ năng lực hành vi dân sự hoặc không thể tự nuôi mình
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi nếu đủ điều kiện
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
- Nếu một trong hai bên cản trở việc nuôi dưỡng hoặc thăm non của bên còn lại, người bị cản trở có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
>>> Xem thêm: Quy định pháp luật mới nhất về giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

Trên đây là mẫu đơn khởi kiện ly hôn đơn phương mới nhất cùng những lưu ý chi tiết về cách viết. Để đảm bảo hồ sơ hợp lệ và quá trình giải quyết nhanh chóng, bạn nên chuẩn bị đầy đủ thông tin và tài liệu cần thiết.
Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ pháp lý chuyên sâu, vui lòng liên hệ Luật Sao Kim qua số hotline 0913563994 để được hướng dẫn chi tiết.
>>> Tham khảo thêm: Dịch Vụ Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình Chuyên Nghiệp Chuẩn Pháp Lý